Đông trùng hạ thảo và tác dụng bổ phổi, bổ thận


Đông trùng hạ thảo – giống nấm thuộc loại sâu họ cánh bướm của Trung Quốc

Đông trùng hạ thảo là một giống nấm mọc ký sinh trên ấu trùng của một loài sâu thuộc họ cánh bướm, nấm và sâu cộng sinh với nhau.

Mùa đông, ấu trùng nằm dưới đất bị bào tử nấm Cordyceps Sinensis nhiễm vào, hút hết chất dinh dưỡng làm cho con trùng chết khô, đến mùa hạ, nấm sinh cơ chất (Stroma) mọc chồi khỏi mặt đất nhưng gốc vẫn dính liền vào đầu con sâu. Nên được gọi là đông trùng hạ thảo.

Đông trùng hạ thảo thiên nhiên thì thường được tìm thấy ở vùng cao trên 3000m ở cao nguyên Tây Tạng. Công dụng của đông trùng hạ thảo từ lâu đã được ghi nhận trong các tài liệu y học cổ xưa Trung Quốc như là một loại thảo dược có tác dụng để chữa các bệnh về phổi, thận.6
 
Đông trùng hạ thảo
Thực phẩm tốt cho sức khoẻ
Đông trùng hạ thảo giúp làm giảm viêm mũi dị ứng
 
Công dụng của đông trùng hạ thảo1,3,4,7:

1. Cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng
2. Chống ô xy hóa, giảm sự sản sinh gốc tự do
3. Tăng cường hệ miễn dịch và phục hồi sinh lực
4. Cải thiện chức năng phổi, thận và gan
5. Tăng cường thể lực của bệnh nhân ung thư và viêm gan siêu vi B hoặc vật chủ trung gian.
Thành phần hữu hiệu chính của đông trùng hạ thảo là gì?
Thành phần hữu hiệu của đông trùng hạ thảo bao gồm: polysaccharides, cordycepic acid (D-mannitol), adenosine, các amino acid và các loại vitamin...

Polysaccharides: tăng cường hệ miễn dịch, trì hoãn sự mệt mỏi bằng cách bổ sung polysaccharide. Polysaccharide còn tăng cường sự dẻo dai của thể chất bằng cách kích thích vận chuyển gluco đến cơ xương cũng như dẫn đến hình thành mạch để vận chuyển gluco đến khắp cơ thể hiệu quả hơn. Ngoài ra còn giúp tăng cường các chức năng tổng thể của tim mạch.2, 7

Cordycepic acid: kích thích sự thả lỏng của phế quản5, giảm phù thủng và bổ sung huyết tương.

Adenosine: kích thích tổng hợp triphosphate năng lượng cao để đảm bảo đủ ATP được tạo sẵn cho các tế bào trong cơ thể; ức chế kết tập tiểu cầu, kháng viêm, giảm đau.

Thành phần hữu hiệu chính của đông trùng hạ thảo
Thực bào (trắng) tiêu diệt tác nhân gây bệnh (vàng)

Đông trùng hạ thảo sợi nấm Cs-4 là gì?

Đông trùng hạ thảo thiên nhiên cực kỳ hiếm, bởi vì lý do đó nên giá của nó vô cùng đắt đỏ. Các nhà khoa học đã bỏ ra nhiều năm để tìm kiếm hình thức sinh dưỡng của đông trùng hạ thảo có thể sản sinh ra các thành phần hữu hiệu như thể quả; và họ bắt đầu phát triển một kỹ thuật cô lập một chủng lên men từ đông trùng hạ thảo gọi lại Cs-4 (sử dụng loài Paecilomyces heipiali C). Nó được sử dụng để sản xuất sản phẩm từ sợi nấm lên men mà có chứa các thành phần dược tính hữu hiệu mang lại các lợi ích sức khỏe như loại hoang dã.

“Cs-4” đã được ghi nhận trong dược điển Trung Quốc và có thể được sử dụng như dược liệu. Sợi nấm đông trùng hạ thảo Cs-4 là một sự thay thế tuyệt vời với giá cả phải chăng cho đông trùng hạ thảo hoang dã đắt đỏ.

Đông trùng hạ thảo sợi nấm Cs-4

Tham khảo
1. Balon, T. W., Jasman, A.P. Zhu, J. (2002). A fermentation product of Cordyceps sinensis increases whole-body insulin sensitivity in rats. The Journal of Alternative and Complementary Medicine, 8(3), 315-323.
2. Dai G., Bao, T., Xu, C., Cooper, R., Zhu, J. (2001). CordyMaxTM Cs-4 improves steady-state bioenergy status in mouse liver. The Journal of Alternative and Complementary Medicine, 7(3), 231-240.
3. Holliday, J., Cleaver Matt. (2004). On the Trail of the Yak Ancient Cordyceps in the Modern World.
4. Kumar, R., Negi, P.S., Ilavazhagan, G., Bhargava, K., Sethy, N.K. (2011). Cordyceps sinensis promotes exercise endurance capacity of rats by activating skeletal muscle metabolic regulators. Journal of Ethnopharmacology, 136, 260-266.
5. Li, S.P., Li, P., Dong, T.T.X., Tsim, K.W.K. (2001). Anti-oxidation activity of different types of natural Cordyceps sinensis and cultured Cordyceps mycelia. Phytomedicine, 8(3), 207-212.
6. Lin, W. & Tsai, M. (2007). Improvement of sperm production in subfertile boars by Cordyceps militaris supplement. The American Journal of Chinese Medicine, 35(4), 631-641.
7. Zhu, J., Halpern, G.M., Jones, K. (1998). The scientific rediscovery of an ancient Chinese herbal medicine: Cordyceps sinensis Part I. The Journal of Alternative and Complementary Medicine, 1998 (4), 289-303.